Trình quản lý quảng cáo là nơi chúng ta sẽ làm việc thường xuyên. Việc hiểu và sử dụng các thành phần trong trình quản lý quảng cáo sẽ giúp bạn tối ưu được về kĩ thuật và chiến lược, chiến thuật khi chạy các chiến dịch Facebook Ads. Chúng ta cùng tìm hiểu các thành phần quan trọng và cần được lưu ý:
Đối tượng tùy chỉnh: Đây là nơi để sử dụng các đối tượng đã tạo ra trước đó như trong phần quản lý tài sản đối tượng đã trình bày: Đối tượng tùy chỉnh và đối tượng tương tự. Thông thường, một khi đã sử dụng đối tượng này chúng ta thường bỏ trống các đặc điểm về sở thích và kết hợp giới hạn độ tuổi và vị trí địa lý theo ý đồ chiến thuật trước đó.
Độ tuổi: Độ tuổi nên được xác định ngay từ đầu trong việc định vị của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu của sản phẩm cần chạy quảng cáo. Có thể tham khảo các độ tuổi sau:
- 18 – 22: Là độ tuổi của sinh viên: Đối tượng này sử dụng Facebook rất nhiều, dễ dàng tiếp cận và tương tác tốt. Tuy nhiên về khả năng chi trả chưa cao vì còn trong độ tuổi đi học, chưa làm ra tiền. Có thể thích hợp cho việc làm thương hiệu, Viral (Vì khi họ thích, danh sách bạn bè cũng sẽ tiếp cận được)
- 23 – 29: Đây là độ tuổi “vàng” thường được Target trên Facebook vì vừa đảm bảo hoạt động tốt trên Facebook và có nguồn thu nhập để chúng ta kích tạo nhu cầu và tung ra các khuyến mãi tạo ra các chuyển đổi về đơn hàng.
- 29 – 35: Đây là độ tuổi có thu nhập, thích hợp cho các sản phẩm có giá trị cao. Khi nhắm đến độ tuổi này chúng ta nên lưu ý về nội dung trang trọng hơn, cung cấp đầy đủ thông tin và hạn chế sử dụng icon quá nhiều, lòe loẹt.
- 36 – 45: Độ tuổi này cũng tương tự như độ tuổi 29 – 35 tuy nhiên việc tiếp cận công nghệ, sử dụng Facebook sẽ hạn chế hơn vì tuổi tác và khả năng thích ứng công nghệ mới.
Vị trí: Thường sử dụng vị trí những người sống ở địa điểm này để tối ưu tệp, tránh tiếp cận khách du lịch hay những người đang tạm trú. Tùy theo mục đích mà có thể chọn những người ở vị trí này hoặc những người đang du lịch ở địa điểm được chọn.
Ngôn ngữ: Thường sử dụng tiếng Việt & tiếng Anh để tối ưu tệp. Nếu chúng ta hướng đến đối tượng đa quốc gia, có thể sử dụng ngôn ngữ để hướng đến – ngôn ngữ của ứng dụng Facebook, Facebook trên trình duyệt.
Về nhắm mục tiêu chi tiết: Chúng ta sẽ chọn các sở thích liên quan đến khách hàng mục tiêu có thể:
Sở thích trực tiếp: Thích giày, thích quàn áo
Sở thích gián tiếp liên quan: Nghề nghiệp, chức vụ, thu nhập, các phụ kiện, thiết bị sử dụng hay các sở thích chung có liên quan.
Việc nhắm sở thích có thể chọn riêng lẻ 1 sở thích hoặc chọn theo điều kiện: Thích 001 và thích cả 002. Ví dụ: Thích bất động sản & làm giám đốc, thích bất động sản & sử dụng Iphone X
Việc sử dụng sở thích trực tiếp thường nằm trong một chiến thuật có mức độ ưu tiên thứ 02, vì khi Test các sở thích khác nhau rất tốn kém. Vì vậy cần các loại phễu Marketing và các đầu vào chính xác hơn, dùng kĩ thuật Lookalike và bỏ trống sở thích để có tệp khách hàng tốt hơn trên Facebook Ads.
Vị trí quảng cáo: Mặc định Facebook Ads sẽ chọn hiển thị ở tất cả những vị trí quảng cáo để tối đa hóa khả năng tiếp cận. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn vị trí ở bảng tin – vị trí đắt địa nhất và có khả năng tương tác tốt hơn. Ngoài ra nếu quảng cáo Instagram nên có một chiến dịch riêng để tối ưu hiển thị trên nền tảng này thay vì dùng chung bài quảng cáo Facebook, chạy trên cả Instagram.
Các lựa chọn tối ưu hóa quảng cáo:
- Tương tác với bài viết: Lựa chọn phổ biến mà chúng ta thường sử dụng
- Số lượng tiếp cận khác nhau hàng ngày: Để tránh làm phiền và hiển thị liên tục dẫn đến Spam và ghét bỏ từ người xem quang cáo, chúng ta sử dụng tối ưu hóa này.
- Số lần hiển thị: Có thể sử dụng cho chiến dịch tăng cường sự nhận diện thương hiệu hoặc Remarketing để các quảng cáo xuất hiện với tần số nhiều nhất cho cùng 01 người xem
Quy mô đối tượng (bên phải): Sau khi Target tất cả các yếu tố trên, Facebook Ads sẽ chỉ ra quy mô (tệp khách hàng) ước tính. Thông thường con số ổn là từ 50.000 – 130.000 để đảm bảo tính tiếp cận và khả năng chi trả của doanh nghiệp quang cáo (từ 5.000.000 đến 13.000.000 để tiếp cận hầu hết dung lượng tệp)